VIDEO BÀI GIẢNG

ĐỐI TÁC LIÊN KẾT

tuyen sinh 2

 ảnh ts2

ĐÀO TẠO Y SĨ ĐA KHOA

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP

 

Tên ngành: Y SĨ

Mã ngành: 5720101

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 02 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Y sĩ trình độ trung cấp là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, khả năng quản lý, khámđiều trị một số bệnh thông thường theo quy định, đáp ứng yêu cầu bậc 4  trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Y sĩ là người đảm nhận nhiệm vụ:

·        Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;

·        Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;

·        Xây dựng kế hoạch hoạt độnglựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trong phạm vi phụ trách;

·        Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc; xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh;

·        Phát hiện và báo cáo kịp thời bệnh dịch, ổ dịch, tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ gây dịch, bệnh đối với sức khỏe cộng đồng;

·        Tham gia tổ chức phòng chống dịch, bệnh, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng;

·        Quản lý các chỉ số sức khỏe, quản lý thai, quản lý bệnh nhân mãn tính theo chỉ định của bác sĩ tại cộng đồng và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật;

·        Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế/dân số tại cộng đồng;

·        Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.

Để hành nghề, người y sĩ phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên mônkỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.

1.2 Mục tiêu cụ thể

a) Về kiến thức:

-Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sởchuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập bệnh án một số bệnh thông thường cho người bệnh ;

- Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh;

- Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;

- Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;

-Trình bày được sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trìcải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

-Trình bày được Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm  sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

-Phân tích được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

b) Về kỹ năng

-

Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.

-Phát hiện sớmxử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu, tại tuyến y tế cơ sở.

-Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

-Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

-Tổ chức quản lýthực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.

-Truyền thông giáo dục sức khoẻ; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở.

-

Quản lý trạm y tế xã.

-Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản;

-Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;

-Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;

-Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

c) Về mức độ tự chủ và trác nhiệm:

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân.

-       Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y sĩ và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.

-       Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.

1.3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

-       Y sĩ tại trạm y tế, phòng khám, công ty, cơ quan, trường học;

-      Y sĩ cộng đồng.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng mô đun: 34 mô đun

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 79 tín chỉ

- Khối lượng các mô đun chung/đại cương:  255 giờ

- Khối lượng các mô đun chuyên môn: 1979 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 652 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1482 giờ

3. Nội dung mô đun

 

 

Mã MĐ

 

 

Tên mô đun/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/Kiểm

tra

I

Các mô đun chung 

MĐ01

Chính trị

2

30

15

13

2

MĐ 02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MĐ 03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

MĐ 04

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

2

45

21

21

3

MĐ 05

Tin học

2

45

15

29

1

MĐ 06

Ngoại ngữ

4

90

30

56

4

II

Các mô đun chuyên môn

 

 

 

 

 

II.1

Mô đun cơ sở

20

404

221

156

27

MĐ07

Giải phẫu - Sinh lý

3

62

30

29

3

MĐ08

Dược lý

2

32

29

0

3

MĐ09

Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khỏe

2

48

15

30

3

MĐ10

Dinh dưỡng An toàn thực phẩm

2

32

29

0

3

MĐ11

Vi sinh - Ký sinh trùng

2

47

15

29

3

MĐ12

Tổ chức và quản lý y tế

2

32

29

0

3

MĐ13

Điều dưỡng cơ bản – Kỹ thuật điều dưỡng

3

73

30

40

3

MĐ14

Kiểm soát nhiễm khuẩn

2

46

15

28

3

MĐ15

Dịch tễ - Sức khỏe môi trường

2

32

29

0

3

II.2

Mô đun chuyên môn

47

1575

337

1178

60

MĐ16

Bệnh Nội khoa

3

58

45

10

3

MĐ17

Bệnh Ngoại khoa

3

58

45

10

3

MĐ18

Sức khoẻ trẻ em

3

58

45

10

3

MĐ19

Sức khoẻ sinh sản

3

58

45

10

3

MĐ20

Bệnh truyền nhiễm, xã hội

3

58

45

10

3

MĐ21

Bệnh chuyên khoa

2

43

30

10

3

MĐ22

Y học cổ truyền

3

66

45

18

3

MĐ23

Y tế cộng đồng

1

18

15

0

3

MĐ24

Phục hồi chức năng

2

35

22

10

3

MĐ25

Lâm sàng Điều dưỡng cơ bản - KTĐD

2

93

0

90

3

MĐ26

Lâm sàng Nội khoa

2

93

0

90

3

MĐ27

Lâm sàng Ngoại khoa

2

93

0

90

3

MĐ28

Lâm sàng Sản, phụ khoa

2

93

0

90

3

MĐ29

Lâm sàng Nhi khoa

2

93

0

90

3

MĐ30

Lâm sàng Truyền nhiễm

2

93

0

90

3

MĐ31

Thực tập cộng đồng

2

93

0

90

3

MĐ32

Lâm sàng Y học cổ truyền

2

93

0

90

3

MĐ33

Lâm sàng Phục hồi chức năng

2

93

0

90

3

MĐ34

Thực tế nghề nghiệp

6

286

0

280

6

 

Tổng cộng

79

2234

652

1482

100

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các mô đun chung bắt buộc được cập nhật điều chỉnh theo Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về khối các mô đun chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, hình thức

nội dung đào tạo đã được xác định đầy đủ và cụ thể trong chương trình đào tạo từng mô đun cụ thể, ngoài ra bố trí cho sinh viên đi thăm quan các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố

trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

          - Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá:

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hoá, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Tham quan các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao tại địa phương

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của mô đun

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết mô đun:

Mỗi mô đun được đánh giá bằng 3 loại điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳđiểm thi kết thúc mô đun (các điểm này được quy định chi tiết trong từng chương trình mô đun).

- Điểm kiểm tra thường xuyên: do giáo viên giảng dạy mô đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng mô đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

- Điểm kiểm tra định kỳ: có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

- Điểm thi kết thúc mô đun: Cuối mỗi học kỳ, Nhà trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc mô đun. Hình thức thi, thời gian làm bài, điều kiện thi kết thúc mô đun được quy định trong chương trình mô đun.

Điểm mô đun  bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4điểm thi kết thúc mô đun có trọng số 0,6;

Điểm trung bình điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm trathường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2;

4.4. Hướng dẫn thi xét công nhận tốt nghiệp

   + Người học phải học hết chương trình đạo tạo trình độ trung cấpY sĩ, tích lũy đủ 34 mô đun theo quy định trong chương trình đào tạo trung cấpY sĩ.

   + Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định cho người học làm chuyên đề làm điều kiện để xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.